cua nhua han quoc cua nhua gia go cua go cong nghiep phongthinhdoor
1 2 3 4

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Phân biệt các loại cửa gỗ

Phân Biệt Các Loại Cửa Gỗ Công Nghiệp

Bài viết cung cấp cho quý khách kiến thức và cái nhìn tổng quát về cách Phân Biệt Các Loại Cửa Gỗ Công Nghiệp HDF, MDF, MFC

Cửa Gỗ Công Nghiệp HDF MDF, MFC và cách để phân biệt chúng ?. Trước tiên ta cần nhận biết nguyên vật liệu làm ra cánh cửa từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các loại cửa công nghiệp.

1. Gỗ công nghiệp HDF:

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF  – High Density Fiberboard viết tắc bằng tiếng Anh, được sản xuất theo quy trình công nghiệp: Gỗ tự nhiên được thu hoạch Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. 

Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Gỗ sau đó được xay nhuyễn thành bột gỗ đước nhiệt độ và áp suất cao. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước và độ dày tùy ý, thông tường từ 2.000mm – 2.400mm, độ dày từ 3mm – 24mm. Thường có loại HDF thường, HDF lõi xanh chống ẩm và loại HDF siêu chống ẩm.


Ván gỗ HDF thường


HDF lõi xanh chống ẩm

– Các tấm ván gỗ HDF sau khi đã được xử lý bề mặt bằng phụ gia và keo sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt. Một số được cán phủ tấm Veneer cao cấp, hoặc cán phủ các loại PVC hoặc Melamine, hoặc đơn giản là phủ sơn bảo vệ.

– Tấm HDF thường có kích thước có 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Một số dòng cửa tiêu biểu từ Gỗ HDF


Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:

– Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

– Bên trong cửa gỗ HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

– HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

– Bề mặt nhẵn bóng và  thống nhất

– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

– Độ cứng cao.

2. Gỗ MDF:

Cửa Gỗ công nghiệp MDF – Là viết tắt của từ MEDIUM DENSITY FIBERBOARD. Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó được đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Quy trình cũng gần giống với phương pháp chế tạo cửa gỗ HDF. Tuy nhiên gỗ MDF được nén dưới một áp suất trung bình, do vậy ván gỗ MDF thường cần độ dày hơn, nhiều nguyên liệu hơn.


Ván gỗ MDF tùy vào từng ứng dụng cho nội thất, tủ bếp văn phòng mà được phủ nhiều vật liệu khác nhau. Gỗ MDF thường được phủ veneer cao cấp hay phủ lớp gỗ Melamine chống trầy xước.

 


 

– Có hai kiểu quy trình sản xuất gỗ MDF: quy trình khô, quy trình ướt.

Quy trình khô : keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần (2 lần). Lần 1 (ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2, lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.

Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra..

Ứng dụng:

Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có:

– MDF dùng trong nhà (nội thất)

– MDF lõi xanh chống ẩm chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.

– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều

– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer).

Một số dòng cửa tiêu biểu từ Gỗ MDF

Cửa gỗ MDF Melamine cao cấp lõi xanh chống ẩm

3. Gỗ MFC:

Gỗ MFC Là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard. Có nghĩa là Ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine. gỗ được trồng và thu hoạt sớm, sau đó được đưa vào nhà máy xử lý băm nhuyễn, gỗ MDF hoàn toàn là gỗ tự nhiên được văn nhuyễn và ép chặn, không phải là loại gỗ tạp tái chế. Bề mặt gỗ hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ đẹp hoặc được phủ tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, Tủ bếp, vách Toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm V313.

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, người ta khuyến khích sử dụng cua go cong nghiep (trong đó có MFC) vì tính thân thiện với môi trường của nó. Do được sản xuất từ gỗ trồng, có thể tái sản xuất và trồng lại, không hại đến việc chặc phá rừng cũng như thân thiện với môi trường.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Tức Mới Nhất